Đơn vị phụ thuộc(ĐVPT) là gì?
Đơn vị phụ thuộc(ĐVPT) ở bài viết này chỉ bàn đến các đơn vị phụ thuộc của khối kinh tế tư nhân bao gồm Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh, hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
Đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp là các cánh tay nối dài như Địa điểm kinh doanh, Văn phòng đại diện, Chi nhánh để mở rộng thị trường kinh doanh. Thường được Doanh nghiệp sử dụng để đặt Showroom, kho, cửa hàng,…
Đơn vị phụ thuộc của Hộ kinh doanh hiện nay là Địa điểm kinh doanh và chỉ được hoạt động một loại hình này để mở rộng kinh doanh. Được quy định tại Điều 86 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP Nghị định Chính phủ.
Tuy nhiên việc thành lập Địa điểm kinh doanh trực thuộc Hộ kinh doanh vẫn còn bất cập, vì chưa có sự hướng dẫn cụ thể từ cơ quan có thẩm quyền như việc phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh thực hiện như thế nào.
Đối với các Doanh nghiệp Việt Nam có đơn vị phụ thuộc hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện theo quy định của Quốc gia nơi Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, và Thông báo việc hoạt động kinh doanh ở nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Chức năng của ĐVPT
Thăm dò thị trường: doanh nghiệp thường cử các nhận sự có chuyên môn cao về thị trường đến các đon vị phụ thuộc có chức năng thăm dò thị trường, hoặc kiểm tra tính xác thực của các chỉ số thống kê đo lường như chỉ số nhân khẩu học, thu nhập bình quân, di truyền học, huyết học,…
Tiếp thị, quảng bá: doanh nghiệp thường cử các nhận sự có chuyên môn cao về Marketing đến các đơn vị phụ thuộc tiếp thị để nghiên cứu các kênh tiếp thị hiệu quả như tài trợ công đồng, PR, hoặc tương tác với địa phương, nghiên cứu thói quen của người tiêu dùng theo độ tuổi, giới tính và tiếp cận các đối tượng họ đã lựa chọn trong quá trình thăm dò.
Mở rộng thị trường: doanh nghiệp thường cử nhận sự quản lý đến các đơn vị này để xây dựng đội ngũ trực tiếp cho khâu thương mại hàng hóa như phân phối sỉ, xây dựng các kênh bán hàng lẻ tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng của họ…
Dọn dẹp hiện trường: mục này sẽ bàn sau.
Thủ tục thành lập ĐVPT
Đối với Doanh nghiệp
Địa điểm kinh doanh
Thành phần hồ sơ gồm:
- Thông báo hoạt động địa điểm kinh doanh Phụ Lục II-7, ban hành theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ/người thực hiện thủ tục(nếu người thực hiện thủ tục không phải là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp).
- 01 bản sao giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền.
Văn phòng đại diện
Thành phần hồ sơ gồm:
- Thông báo hoạt động văn phòng đại diện Phụ lục II-7, ban hành theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
- 01 bản sao giấy tờ tùy thân của người đứng đầu Văn phòng đại diện.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ/ người thực hiện thủ tục(nếu người thực hiện thủ tục không phải là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp).
- 01 Bản sao giấy tờ tùy thân của người thực hiện thủ tục
Ngoài ra:
*Nếu Doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần thì phải kèm theo:
- Biên bản họp của Hội đồng Quản trị về việc đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện
- Quyết định của Hội đồng Quản trị về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện
*Nếu Doanh nghiệp thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh thì phải kèm theo:
- Biên bản họp của Hội đồng Thành viên về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện
- Quyết định của Hội đồng Thành viên về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện
*Nếu Doanh nghiệp thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì phải kèm theo:
- Quyết định của chủ sở hữu về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện
*Nếu Doanh nghiệp thuộc loại hình Doanh nghiệp tư nhân thì không cần hồ sơ khác.
Chi nhánh
Thành phần hồ sơ gồm:
- Thông báo hoạt động Chi nhánh Phụ lục II-7, ban hành theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
- 01 bản sao giấy tờ tùy thân của người đứng đầu Chi nhánh.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ/ người thực hiện thủ tục(nếu người thực hiện thủ tục không phải là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp).
- 01 Bản sao giấy tờ tùy thân của người thực hiện thủ tục.
Ngoài ra:
*Nếu Doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần thì phải kèm theo:
- Biên bản họp của Hội đồng Quản trị về việc đăng ký hoạt động Chi nhánh
- Quyết định của Hội đồng Quản trị về việc đăng ký hoạt động Chi nhánh
*Nếu Doanh nghiệp thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh thì phải kèm theo:
- Biên bản họp của Hội đồng Thành viên về việc đăng ký hoạt động Chi nhánh.
- Quyết định của Hội đồng Thành viên về việc đăng ký hoạt động Chi nhánh.
*Nếu Doanh nghiệp thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì phải kèm theo:
- Quyết định của chủ sở hữu về việc đăng ký hoạt động Chi nhánh
*Nếu Doanh nghiệp thuộc loại hình Doanh nghiệp tư nhân thì không cần hồ sơ khác.
Đối với Hộ kinh doanh
Chỉ được đăng ký hoạt động một loại hình đơn vị phụ thuộc là Địa điểm kinh doanh và phải thông báo đến Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Hồ sơ thông báo cơ quan thuế bao gồm:
- Mẫu số: 03-ĐK-TCT-BK01 bảng kê cửa hàng, cửa hiệu, kho hàng phụ thuộc ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC của Bộ tài chính về hướng dẫn đăng ký thuế.
- Mẫu số: 03-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế ban hành kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC của Bộ tài chính về hướng dẫn đăng ký thuế.
- 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh
- 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế Hộ kinh doanh
- 01 bản sao giấy tờ tùy thân của củ Hộ kinh doanh.
Bài viết liên quan: